Trang tin từ LHSVN.com.vn

Trang tin từ LHSVN.com.vn
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI LHSVN.com.vn.

*

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

MỘT TÁC PHẨM CỦA HẰNG BÍ


Rình 10 phút trên tàu và hy sinh ổ bánh cuối cùng khi bụng đang réo để chụp được cánh hải âu chao nghiêng trên Địa Trung Hải. — ở Istanbul, Turkey.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Diễm Hồng in Moscow

Tối 25/09/2011 hội Moscow chúng tớ có buổi gặp gỡ với người đẹp Diễm Hồng cùng bạn Nguyễn Minh Vũ (C5). Mời cả nhà cùng xem và ngắm nha.


http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/2.jpg

 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/1.jpg

  Bạn VINH đang ngất ngây khi mường tượng sẽ...

http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/3.jpg
 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/2-1.jpg

  Nguyễn Minh Vũ lâu lắm mới xuất hiện (thứ 2 từ phải sang)
 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/3-1.jpg

Nguyễn Văn Ngự, Trần Quang Sơn (từ phải sang)

 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/8.jpg

 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/4.jpg

  Hải Châu đằm thắm với tím Huế mộng mơ (bìa trái)
 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/5.jpg

 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/6.jpg

 
http://i826.photobucket.com/albums/zz189/nguyenkhacminh82_83/7.jpg

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011


Chán món Lưỡi bò Trung Quốc, Bí mời cả nhà mình tí tình cho vui nha.
Bài viết này Bí tặng em M.A.
...

Quay lưng lại phía tôi, em khẽ nói:” Em ghét cái barrier, tất tần tật các loại barrier”. Nói rồi em cười, vẻ vô tư.



Tôi muốn nói với em rằng thứ tôi ghét lúc này chính là nụ cười cố gắng tỏ ra vô tâm của em, nhưng vẫn đáp lời em, rằng người ta sinh ra cái barrier là để giúp đời này duy trì một thứ trật tự tương đối và cũng đầy khiên cưỡng.

Em nghiêng đầu lắng nghe chăm chú, lại mỉm cười với tôi, rồi nói:” Thì đúng vậy, nhưng chính vì thế mà em ghét chúng. Chúng khiến em liên tưởng tới sự ngăn chặn, cấm đoán thậm chí triệt tiêu luôn bản năng con người trong những tình huống cụ thể nào đó”.
Em dài dòng diễn giải cho tôi nghe về cái thông điệp “stop” đầy tính đe dọa mà những cành tre cong cong hay những cái cần sắt nặng nề thông qua đường thị giác truyền tải lên khối óc rồi vòng xuống trái tim mỗi con người.

Rồi cánh cửa phòng tôi đóng lại sau nụ cười của em.

Còn lại một mình, tôi tự hỏi tại sao em thích nói những điều vớ vẩn như thế với tôi? Em có hiểu không nhỉ, rằng tôi chẳng vì lý do gì mà phải băn khoăn liệu có tồn tại hay không trên cõi đời này những cành tre cong cong hay những thanh sắt trơ lỳ cản đường những kẻ đang cố tình vượt qua một thứ chuẩn mực mong manh nào đó. Tôi không biết cái gì đang diễn ra trong suy nghĩ của em, chỉ biết rằng em thường quay lưng cùng với sự lấp lửng khó chịu này, mặc kệ tôi thầm mỉa mai cái điên rồ nửa già nua nửa con nít, nửa hướng thiện nửa sẵn sàng nhúng chàm của em.

Với tôi lúc này, một chút tình khiến cho cuộc sống đầy áp lực trở nên thi vị. Nó làm cho quãng thời gian đeo nặng gông cùm tính toán sắp đặt của tôi nhẹ nhàng hơn. Tôi luôn biết rằng những khoảnh khắc này rồi cũng sẽ qua đi, bởi tôi hài lòng với thành quả cuộc đời hiện hữu của tôi. Em cũng sẽ quay về với những gì đang là của em, nhẹ nhàng không ràng buộc. Lẽ ra em phải cảm ơn tôi mới phải vì tôi chưa từng muốn trở thành bất cứ thứ rào cản tình ái dây mơ rễ má nào níu giữ chân em hay bất kỳ người phụ nữ nào khác.

Có cách nào làm cho em hiểu được rằng tôi chỉ là một thanh nam châm vô tình với vẻ ngoài im lìm bí hiểm. Thanh nam châm ấy nhiều khi còn không phân biệt nổi sự khác nhau của những vụn sắt quanh mình. Tôi chưa từng đưa tay đẩy bất cứ một vụn sắt nào ra khỏi cơ thể mình. Tôi để mặc cho chúng, hết vòng ngoài rồi vòng trong, đến thời điểm nào đó tự đuối sức mà rời khỏi tôi trong lặng lẽ. Em tỏ ra không hiểu làm gì, ngoan cố nửa vời về một thứ rào cản nhân văn vô cùng lẩn thẩn làm gì, dợm bước chân bỏ tôi ra đi trước khi tôi kịp tỏ ra hờ hững làm gì, vì chỉ một lần siêu lòng em quay mặt lại phía tôi và bước chân sang bên kia rào cản cũng đã quá đủ để em trở thành một trong số những vụn sắt quanh tôi.

Tôi thực sự muốn tiêu diệt cái cảm giác mà em gây ra cho tôi khi cứ cố chứng tỏ rằng mình đang chênh vênh trên chiếc barrier do chính em tạo nên. Em ngoan cố và ngu ngốc hơn tôi tưởng rất nhiều, không hề biết rằng giá trị của những vụn sắt đối với một thanh nam châm chính là sự dấn thân tuyệt đối cho những khoảnh khắc đam mê đến cạn kiệt nguồn sinh lực chứ không phải là hình ảnh những cành tre cong cong hay những thanh chắn nặng nề nhiều giá trị đạo đức nhân văn nửa vời, mỗi lần hất lên rồi hạ xuống lại làm mất đi một phần cảm hứng của những gã đàn ông trung niên đã quá dư thừa lý thuyết sống như tôi. Lòng tôi đã không còn chỗ cho bất cứ một điều gì mang màu sắc lãng mạn như thế đến từ em.

Tôi muốn em phải trở thành lớp vụn sắt trong cùng gắn chặt vào tôi, rồi sau đó lại tự mình lặng lẽ tìm cách rời xa tôi như tất cả những người đàn bà khác, tuyệt nhiên không ngoại lệ. Tôi vốn là như thế. Chỉ mình em cố tình không hiểu điều đó, vẫn cố kiếm tìm để vẽ nên cho tôi và cả cho em một cái gì lung linh hơn thế.

Vụn Sắt đáng yêu của tôi, em có hiểu không nhỉ, lâu lắm rồi, giữa những trắng đen thật giả lẫn lộn, tôi không còn đủ khả năng để cảm nhận bảy sắc cầu vồng, cho dù thỉnh thoảng nó vẫn hiển hiện giữa bầu trời sau những cơn mưa.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

CHÚC MỪNG PGS.TS NGUYỄN HỒNG SƠN

Sáng 15/3/2011, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã trang trọng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2011 - 2016 cho PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn. Bạn Nguyễn Hồng Sơn là LHS lớp A2 và học trường MGU, sau đó làm tiếp NCS Tiến sỹ.



Tới dự buổi lễ có bà Đại sứ quán New Zealand và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam; ông Christopher W. Hodges - Tham tán Văn hóa Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam; ông Matsunaga Masae - Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam; Giáo sư Micheal Hoey - Phó Giám đốc Đại học Liverpool và GS. Tom Cannon đến từ Vương quốc Anh; ông Nguyễn Văn Vui - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT; GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Viện KHXHVN cùng đại diện các bộ, ban, ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan, các tập đoàn doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế của Trường ĐHKT.

Về phía ĐHQGHN có GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN cùng các Phó Giám đốc, đại diện các văn phòng, các ban chức năng, các đơn trị trực thuộc cùng đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Trường ĐHKT đã tham dự buổi lễ.

 GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN đã trao Quyết định bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN và mong rằng Hiệu trường Nguyễn Hồng Sơn sẽ kế tục xuất sắc những thành tựu Trường ĐHKT đã đạt được và đặc biệt tập trung thực hiện 3 việc: 1) Tiếp tục thực hiện thật tốt nhiệm vụ chiến lược làm nòng cốt để sớm đưa ĐHKT đạt chuẩn quốc tế ở một số lĩnh vực mình có thế mạnh riêng trên nền tảng khoa học cơ bản mạnh và khoa học xã hội nhân văn của ĐHQGHN; 2) Tạo dựng thành công mô hình trường đại học nghiên cứu; và 3) Tạo dựng lên một mô hình liên kết, liên thông hợp tác toàn diện trong ĐHQGHN, sử dụng hiệu quả nguồn lực chung, phát huy lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực để sớm đạt chuẩn quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đã phát biểu bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Đảng bộ TP. Hà Nội, Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN đã tin tưởng, ủng hộ và tạo cơ hội cho ông được tiếp nhận vị trí Hiệu trưởng Trường ĐHKT. Ông cũng hứa sẽ cùng Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường ĐHKT tăng cường đoàn kết, chủ động và tích cực khắc phục khó khăn tìm mọi giải pháp phát huy tối đa các nguồn lực để cùng với đội ngũ cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của Nhà trường tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

KIẾP BỤI ĐỜI NGƯỜI 3: LANG THANG


Đã hơn 20 năm kể từ khi tôi rời trường đại học, bước vào “kiếp phôi pha”, đi không biết bao chặng đường, qua bao miền đất lạ, gặp được mấy người thâm giao, chỉ còn nhớ là đã dùng hết bốn cuốn hộ chiếu đầy kín dấu thị thực và giờ là cuốn thứ năm. Những ngày đầu tôi đi dọc ngang Châu Âu bằng xe lửa. Và lúc trước trường tôi học cũng ngay sát sân ga. Nên đến giờ tôi vẫn còn đôi khi giật mình như nghe thấy tiếng còi tàu đâu đó vọng về.

Năm 90 sang Thụy Sĩ, tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi đầu tiên sang nước tư bản tươi đẹp, bản đồ đi đường, bản đồ nơi đến…, va-ly đầy hơn nửa là mì ăn liền, “tàu ngầm” - kỹ thuật đun sôi nhanh hiện đại của Nga, và hai trăm đô la quý giá luôn sát tim. Thế mà tôi bị nhịn đói gần 2 ngày trên tàu, vì nhầm giờ, cứ tưởng là sáng nay đi chiều tới, bụng cồn cào cả đêm mà tàu vẫn chưa tới, nhìn lại vé tàu thì té ra cũng giờ đó nhưng hôm sau tàu mới tới. Quê quá.

Đến ngày gần rời Thụy sĩ thì bức tường Berlin đổ, hai nước Đức thành một, không còn nước Đức XHCN nữa, tôi không thể đi về đường cũ qua Đông Đức. Đành vòng vèo qua Áo, vào Hung, qua Nam Tư… Tàu đi qua nhiều cánh đồng xanh rì bát ngát, đôi lúc nhìn thấy xa xa những túm dân ngựa xe tụ họp trên đồng cỏ, lúc chiều hôm, bên lửa bập bùng, nghĩ mình chắc có chút máu Dzigan.

Quả vậy, cuối 91, ngậm ngùi sau 1 năm tu nghiệp buôn bán ở Ba Lan, tranh thủ đi lại Trieste (Ý ) làm khoa học, quay về nước tôi lại ngược xuôi các miền đất phía Bắc, vượt các dòng sông biên giới, qua những cánh rừng non xanh, hay nẻo đường mờ bụi đất đỏ, vào sâu Trung Quốc, lang bạt kỳ hồ với dân buôn lậu, kết bạn với khách giang hồ thập phương,... lúc thuyền nan, lúc xe thồ, rồi có hôm ngả mình trong ngôi nhà vạn sao…

Chúng ta ai cũng có những giấc mơ về tương lai. Và lúc bé có nhiều mơ ước đẹp. Rồi thời gian qua đi. Lo toan với bao công việc hàng ngày, với yêu thương với giận hờn, dường như ta cứ đi mãi vào cõi xa xăm. Cho đến khi một ngã rẽ xuất hiện, như tiếng kêu gọi thức tỉnh vang lên trong ta.

Có thể dù vẫn đang cố gắng dần từng bước biến ước mơ thành hiện thực, nhưng ta lại như đang lạc vào miền đất lạ, lòng chợt hỏi, sao tôi lại đến chốn này?

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

CHÚC MỪNG CHÁU NGUYỄN PHƯƠNG ANH ĐĂNG QUANG HOA HẬU NGƯỜI VIỆT CHÂU ÂU 2011


Tối ngày 06.08.2011, 22 thí sinh tiêu biểu được lựa chọn qua các cuộc sơ tuyển ở Đức, Séc và một số nước Châu Âu khác đã có mặt tại Nhà Hát Admiralspalast Berlin (CHLB Đức) để tham dự đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu người Việt tại châu Âu 2011 lần thứ 3.

* HOA HẬU CHÂU Á tại HUNGARY

Tới dự đêm chung kết có ông Đại sứ Đỗ Hoà Bình, Hoa hậu Người Việt Châu Âu 2009 Nguyễn Ngọc Kiều Khanh cùng nhiều quan khách, các nhà tài trợ cho cuộc thi và hơn ngàn khán giả từ khắp nơi tới cổ vũ cho các thí sinh.

Mặc dù chỉ có hai ngày để chuẩn bị cho đêm chung kết nhưng các thí sinh đã có những màn trình diễn rất ấn tượng trong các cuộc thi áo dài, áo tắm, dạ hội và tài năng.

Người đẹp mang số báo danh 45 đến từ Hungary đã rất xuất sắc vượt qua 21 thí sinh còn lại để đăng quang trong đêm chung kết.

Nguyễn Phương Anh đã chinh phục Ban giám khảo và rất nhiều khán giả có mặt trong hội trường bằng câu trả lời rất "ấn tượng" trong vòng thi ứng xử. Để tạo sự công bằng cho tất cả các thí sinh, Ban Giám Khảo đã có một câu hỏi chung dành cho tất cả các người đẹp.

Khi được hỏi: "Bạn nghĩ gì về cuộc thi HHNV tại Châu Âu?", Nguyễn Phương Anh sau một vài phút run vì hồi hộp đã trả lời ngắn gọn: "Theo em cuộc thi HHNV tại Châu Âu rất hay vì trong cuộc thi này em đã gặp được rất nhiều bạn bè, học hỏi được rất nhiều điều và chưa bao giờ em nói được tiếng Việt nhiều như thế này."


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

KIẾP BỤI ĐỜI NGƯỜI 2: QUÁN TRỌ


Mấy năm gần đây tôi hay mất ngủ. Phần vì căng thẳng công việc, phần vì tuổi già đến sớm (?). Nhiều hôm về đến nhà chỉ còn chó vẫy đuôi đón, gác cổng soi đường. Lên giường dù muộn thế nào nhưng tôi cũng thường phải đọc dăm ba trang sách mới chợp mắt được. Có khi chợt tỉnh dậy thấy đèn tường còn sáng chói, có khi ngủ vùi trong cơn mơ lẫn lộn. Tôi hay mơ lắm.

Lúc thấy người đẹp kề sát bên mà chân tay nặng nề không sao cất lên được để giữ người đẹp trong vòng tay, khi thấy bên đường có bóng người quen, vẫy tay cười nói, mà tìm mãi không có đường sang, dòng xe cộ đi hoài chẳng ngừng. Rồi lại có hôm cười nói vui vẻ với người bạn học cũ từ thửa nào, lâu lắm rồi không gặp lại… Và tôi thường hay thức giấc vì bất kỳ một tiếng động nào chợt đến, tiếng chó sủa nhà bên, tiểng còi xe tải chạy vội, hay tiếng chuông điện thoại đặt giờ. Lúc đó dòng suy tưởng mung lung dường như rơi phịch xuống thực tại, và tôi hiểu, tôi vừa trở về từ cơn mơ, và tôi vẫn nằm trên giường. Tôi trườn người, ngọ nguậy, hé mắt nhìn ánh sáng mờ ngoài khung cửa.

Tôi đã về với thực tại. Tôi dần tỉnh thức. Có lẽ tiếng gọi thức tỉnh cũng không khác mấy , khi bạn đang đi miên man trong dòng đời, đến những điểm ngoặt, khúc rẽ, tiếng động bất chợt rọi vào tâm trí làm bạn phải bừng tỉnh đối mặt với những lựa chọn, thách thức nào đó. Và ngày mới dần đến trong hành trình đời ta. Nhà thơ Hồi giáo vĩ đại (thế kỷ 13), J.Rumi có nhắn nhủ ta:

 “Đời người như quán trọ.
Sáng nào cũng có khách phương xa
Vui buồn, hèn sang, sơ thân
Dẫu không mời chào vẫn đến

Hãy cứ ân cần tiếp đón!
…Và biết ơn bất kỳ ai tới,
Vì họ là sứ giả đến thăm
Được cử tới từ chốn trời xanh…”