Trang tin từ LHSVN.com.vn

Trang tin từ LHSVN.com.vn
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI LHSVN.com.vn.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

BỤI ĐỜI NGƯỜI 1: VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ



Đức Phật chỉ cho chúng sinh biết về ngũ uẩn hình thành nên mỗi con người. Đó là Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn. Có thể hiểu giản dị, Sắc là thế chất – thể xác, Thọ là tình cảm – cảm xúc, Tưởng là tưởng tượng – hình dung, Hành là ý chí – chọn lựa (trong lời nói, việc làm, suy nghĩ), Thức là nhận thức – hiểu biết (tri thức).

             Ngũ  uẩn liên quan chặt chẽ với nhau, cái này liên quan đến cái kia, không tách biệt khỏi nhau. Nếu không đem tâm so sánh (tưởng) thì vạn vật đều như nhau, thế nhưng vì tưởng phân chia, sắp đặt mà tạo nên sự khác biệt và đặt tên riêng cho nó. Vì thế mà có núi, sông, hoa lá, cỏ cây, con người, con vật…

                        Một thiền sư đã viết:
              Sắc như phù mạt, vì thân xác con người hợp tan như giọt nước trôi dạt đó đây, không định hướng.
         Thọ như thủy bào, cảm giác vui khổ của thân và tâm đều bất thường ví như bong bóng nước, thật mong manh.
             Tưởng như ảo ảnh, tri giác nhận biết giống như cảnh giả mà người lữ khách thường thấy trong sa mạc, không có thực.
         Hành như hương giá, tác động thiện ác đều không vững chắc, ví như cây non dễ uốn theo chiều gió, khó kiên định.
        Thức như ảo thuật, tri thức con người lay động biến ảo khôn lường như trò quỷ thật, dễ ngụy biện.
      Ngũ uẩn tạo nên bản ngã con người, hình thành từ nhiều yếu tố bất định nên chính nó cũng không có thực vì luôn biến đổi, chuyển dịch không ngừng, nhưng không phải một cách ngẫu nhiên mà theo luật nhân quả luân hồi.

       Đạo Phật là đạo căn cứ từ hiện thực mà diễn giải, chỉ cho chúng sinh cái đúng cái sai, cái ảo cái thực. Bản thân chúng sinh hiện hữu những gì? Chỉ là ngũ uẩnSắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức – Bỏ năm cái ấy không còn chúng sinh. Chúng sinh dựa vào năm cái đó để chấp mình làm ngã, từ đó mới có khổ đau, vui sướng, giàu sang, giận hờn, ghen tuông, hợp tan… Đức Phật chỉ cho biết đừng mang nặng (cố chấp) sai lầm đó nữa, nên đưa ra ngũ uẩn để chúng sinh thấy ngũ uẩn vô ngã, hơn nữa thân xác cũng chỉ như giọt nước có sinh tử biệt ly, theo lẽ vô thường. Vô thường là không có thực, vậy có nên cố chấp bám níu nó không?

          Bởi vậy Đức Phật nói đến vô thường, vô ngã trong đời người. Từ đây Đức Phật chỉ cho chúng sinh cách đoạn diệt khổ đau bằng cách phá hủy vòng tròn luân hồi nhân quả, bắt đầu từ việc sống thanh tịnh, tuân thủ theo ngũ giới, nối tiếp đến nâng cao tuệ giác dần từng bước trong quá trình giữ vững sự tỉnh thức liên tục bằng con đường thiền quán (soi sáng tâm thức). Đó chính là Đạo Phật (con đường tu hành đúng đắn) dẫn đến cõi Niết bàn cực lạc, hết mọi khổ đau trần thế.

         Sau khi đạt tới cảnh giới giác ngộ hoàn toàn, Đức Phập lòng hân hoan niềm vui chiến thắng bản thân, đã thốt lên những lời đầy cảm hứng sau đây:
                                         Lang thang qua bao kiếp luân hồi,
                                          Ta cố tìm nhưng rồi chưa gặp
                                        ….Ta nay chứng đắc Niết bàn,
                                          Ái tham, dục vọng, hoàn toàn tiêu vong.
                                                                                                      (Kinh Pháp cú)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy để lại ý kiến hoặc chia sẻ của bạn cùng tác giả nhé. Nhớ để lại tên để LHSVN còn cảm ơn bạn.